Cảnh báo ‘KHUNG GIỜ ĐỘC’ không nên tập thể dục vào mùa đông vì dễ gây đột quỵ
Tập thể dục là thói quen tốt giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, tập thể dục vào mùa lạnh, nhất là thời điểm sáng sớm cần lưu ý một số vấn đề, tránh gây ra những phản ứng tiêu cực cho cơ thể.
Tập thể dục vào mùa lạnh có tốt không?
Tập thể dục là thói quen tốt cần duy trì mỗi ngày. Tuy nhiên, vào mùa lạnh, thời tiết khắc nghiệt, việc tập thể dục cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với nhiệt độ ngoài trời. Tập thể dục, nhất là vào buổi sáng sớm mùa lạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số căn bệnh như đột quỵ, cảm lạnh, viêm khớp…
Đối với những người có tiền sử bị cao huyết áp, xơ vữa mạch, thành mạch máu thoái hóa dày làm ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Những người có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp cũng nên chú ý vì tập thể dục ở nơi ô nhiễm có thể khiến bệnh của bạn nặng hơn.
Sáng sớm (4-6h sáng) là thời điểm không nên ra ngoài tập thể dục
Tập thể dục là một hình thức rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe rất tốt, nhưng đã có không ít trường hợp người già phải đến bệnh viện cấp cứu do đột quỵ trong khi đang đi tập thể dục lúc 4-5 giờ sáng. Ở Bệnh viện Bạch Mai trước đây đã từng tiếp nhận nam bệnh nhân 50 tuổi bị đột quỵ do đi tập thể dục quanh Hồ Tây từ 4 giờ sáng.
Theo các bác sĩ, trong thời gian rét đậm, rét hại, nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng. Nhiều người già có thói quen dậy sớm và đi tập thể dục từ 4-6 giờ sáng nhưng thời điểm này có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh đột ngột, dẫn đến đột quỵ.
4 nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như người cao tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… cần phải cẩn trọng vì sức đề kháng yếu, dễ bị tăng huyết áp, từ đó dễ gây các biến chứng tắc, đứt mạch máu não.
Không chỉ tập thể dục buổi sáng, người cao tuổi còn thường xuyên có thói quen thức dậy vào ban đêm hoặc nửa đêm về sáng để đi vệ sinh, khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, cũng rất dễ xảy ra đột quỵ.
Chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi khi dậy giữa đêm cần chú ý mặc ấm, đặc biệt giữ ấm phần đầu, nên đi vệ sinh trong phòng kín gió. Nếu dậy sớm thì có thể vận động đi lại trong nhà, quét nhà, pha trà… chứ không nên đi ra ngoài trời.
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn (Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai): Vào những ngày trời rét đậm rét hại, tất cả mọi người nên đổi giờ tập thể dục từ 4-5h sáng thành khung giờ 7-9h.
Những lưu ý khi tập thể dục vào mùa lạnh
Thời tiết lạnh hạn chế ra ngoài vào sáng sớm và nên mở cửa khi có ánh nắng mặt trời. Để đảm bảo sức khỏe ngoài việc tập thể dục còn nên tăng cường các chất vitamin, chất đạm trong thực phẩm để bảo vệ cơ thể.
Một số lưu ý bảo đảm an toàn khi tập thể dục vào mùa lạnh:
Chú ý chọn trang phục
Mùa đông cần mặc đủ ấm khi ra ngoài. Nhưng khi tập thể dục vào mùa lạnh, bạn không nên mặc các loại quần áo quá dày vì trong quá trình tập luyện cơ thể của bạn có thể ấm dần lên. Mặc quần áo quá dày khiến mồ hôi không thoát ra ngoài cơ thể, thấm ngược vào trong phổi dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh, bít tắc lỗ chân lông.
Các loại quần áo được sử dụng khi tập thể dục vào sáng sớm mùa lạnh là trang phục được may từ sợi tổng hợp, có thiết kế ôm sát cơ thể, thấm mồ hôi. Lựa chọn bộ quần áo thể thao mùa đông vừa giữ ấm vừa đảm bảo độ thoáng, có thể thoát mồ hôi mà không gây hại cho da.
Nên sử dụng loại tất bằng sợi polypropylene để chân được thông thoáng và thoát ẩm. Đối với giày tập nên lựa chọn loại giày chống trượt, đi chắc chân, không đi giày quá chật, quá kín làm cản trở quá trình lưu thông máu ở chân không tốt cho sức khỏe.
Nên đội thêm mũi hoặc khăn có thể trùm qua đầu và giữ ấm đầu, cổ, tai. Bởi việc để đầu trần ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm mùa lạnh sẽ khiến bạn mất nhiều nhiệt lượng, dễ trúng gió, gia tăng nguy cơ bị đột quỵ, cảm lạnh.
Khởi động kỹ trước khi tập thể dục
Việc khởi động trước khi tập thể dục là hoạt động cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc khởi động khi tập thể dục vào mùa lạnh cần kéo dài lâu hơn vì lúc này thân nhiệt thấp, tăng thời gian khởi động giúp làm ấm người và chuẩn bị cho các khớp hoạt động tốt hơn.
Khởi động trước khi thể dục giúp tiết ra các chất nhầy ở các khớp có tác dụng giảm chấn thương khi tập luyện. Mùa lạnh thời gian tập luyện lâu hơn, kết hợp tập luyện từ từ, tập chậm hơn so với mùa hè.
Thời tiết lạnh cần giữ ấm chân tay, tuyệt đối không đi chân đất khi tập thể dục, vì nếu đi chân đất chân sẽ bị lạnh, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là vùng tay chân dễ gây viêm khớp và nhiều căn bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống nhiều nước
Thực tế mùa lạnh mọi người đều lười uống nước hơn dù nhu cầu nước trong cơ thể mùa nào cũng như nhau. Do uống nước nhiều vào mùa lạnh dễ khiến bạn phải thường xuyên đi tiểu hơn bình thường, một phần là do cơ thể không mất nhiệt, ít có cảm giác khát nước hơn mùa nóng.
Tuy nhiên, mùa lạnh sẽ dễ khiến da trở nên khô, bong tróc, bạn nhất định phải uống đủ nước, thậm chí còn phải uống nhiều nước hơn bình thường để cơ thể không bị mất nước, da không bị khô.
Tập thể dục vào mùa lạnh cần đảm bảo đủ nước, tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn vì chúng sẽ cản trở việc lưu thông máu, dễ làm cơ bắp bị nhão hoặc chảy xệ.
Tập các bài tập thở
Tập thể dục vào mùa lạnh nếu không đúng cách dễ khiến bạn bị nhiễm bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh về tai mũi họng.
Giữ cơ thể khỏe mạnh bằng cách chú ý các bài tập thở bằng bụng, hít sâu để không khí đầy vào bụng rồi qua đường mũi sau đó thở chậm. Khi tập thể dục vào sáng sớm mùa lạnh nên tránh há miệng nhiều khiến không khí lạnh bên ngoài lọt vào bụng qua khí quản để tránh gây ra tình trạng viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác.
Lựa chọn nơi tập ít người, thoáng khí
Tập thể dục vào mùa lạnh càng cần tìm nơi thoáng khí, ít người vì không khí mùa lạnh chứa nhiều vi khuẩn. Bạn có thể chọn những nơi có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh, có mật độ giao thông và người đi lại ít.
Theo Người đưa tin
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/canh-bao-khung-gio-oc-khong-nen-tap-the-duc-vao-mua-ong-vi-de-gay-ot-quy-a364860.html